Những kiểu giày dép bạn nên tránh mang quá nhiều trong mùa hè

Trong thời tiết nóng bức, ngoài việc lựa chọn trang phục sao cho thoáng mát, năng động, bạn cũng nên chú ý đến những đôi giày dép. Dưới đây là những mẫu giày dép bạn nên hạn chế mang quá nhiều trong hè này.

1. Giày Plimsolls (sneakers)

Ưu điểm:

– Đa dạng kiểu cách.

– Thoải mái.

– Phù hợp với nhiều loại thời trang khác nhau.

Nhược điểm:

– Không có độ dốc nhất định.

– Mặt phẳng đế không thể chịu được cú sốc khi gót chân chạm đất, gây khó chịu cho bàn chân và đầu gối.

Lưu ý: Nếu lỡ thích một đôi giày sneaker vào mùa hè, bạn có thể mang nó khi cần thiết nhưng hãy nhớ rằng: Chỉ chọn sneaker làm đôi giày phụ và có thể thay thế gu thời trang của mình bằng những loại giày khác nhau để tạo nên cá tính riêng.

Nếu bạn cứ nhất mực mang sneaker trong suốt mùa hè nóng nực này thì hôi chân là điều khó tránh khỏi, vì chân chúng ta không được thông thoáng và mồ hôi tiết ra sẽ được giữ lại trong giày làm tăng sự phát triển vi khuẩn gây mùi. Ngoài ra, đi giày thể thao hàng ngày sẽ gây ra chấn thương mãn tính, đặc biệt là gót chân do phần đệm gót của loại giày này.

2. Giày Mules (mules)

Ưu điểm:

– Tạo cảm giác đôi chân dài và thon hơn.

– Làm mắt cá chân trông đẹp hơn.

– Có độ dốc nhất định.

Nhược điểm:

– Không có dây buộc để cố định chân của bạn.

– Bó chặt chân.

– Làm gân và dây chằng ở đầu gối căng thêm, xuất hiện những cơn đau nếu mang thường xuyên.

Lưu ý: Mặc dù giày mules có thể kết hợp với nhiều loại quần áo nhưng lại tạo cảm giác khó chịu khi mang thường xuyên. Vì giày mules không có dây để cố định chân nên toàn bộ trọng lực cơ thể bị dồn xuống mũi chân, có thể gây đau khớp bất kỳ lúc nào.

3. Giày đế bện dây thừng (Espadrilles)

Ưu điểm:

– Thoải mái và nhẹ nhàng.

– Thoáng khí (nếu được làm bằng chất liệu tự nhiên).

– Không bó chặt chân.

Nhược điểm:

– Thường được làm bằng vật liệu thấm nước.

– Không bền.

– Không thích hợp khi đi mưa.

Lưu ý: Giày đế bện dây thừng được làm bằng vải, có trọng lượng nhẹ nhưng vẫn gây hại cho sức khỏe của bạn. Loại giày này khiến mồ hôi và mùi hôi chân bị ứ đọng, không thể thoát ra ngoài được. Vì vậy, tốt nhất không nên mang trong một khoảng thời gian dài.

4. Dép kẹp – dép xỏ ngón

Ưu điểm:

– Dễ mang.

– Nhẹ nhàng.

– Không sợ thấm nước.

Nhược điểm:

– Không bảo vệ bàn chân bạn khỏi chấn thương.

– Bàn chân sẽ mệt vì căng cơ quá mức khi đi bộ.

– Bị chai giữa các ngón chân.

Lưu ý: Dép kẹp – dép xỏ ngón dễ mang và thoải mái nhưng có thể phá hỏng trang phục mà bạn đang mặc. Bên cạnh đó, sử dụng lâu loại dép này cũng sẽ gây đau gót chân dẫn đến gai xương. Đây cũng là một loại giày dép không an toàn cho sức khỏe bởi thiếu che chắn nên chân bạn rất dễ bị trầy xước và quá nhẹ, mỏng khiến gót chân bạn phải tiếp đất với lực mạnh hơn nên mang nhiều sẽ gây khó chịu và đau lưng, chưa kể làm tăng nguy cơ chấn thương do dễ trượt ngã.

5. Giày mũi nhọn (Pointy heels)

Ưu điểm:

– Kiểu dáng đẹp, sang trọng.

– Giúp bàn chân nhỏ nhắn và xinh xắn hơn.

– Che khuyết điểm cho đôi chân và cơ thể.

Nhược điểm:

– Toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn vào mũi chân

– Không thoáng khí

– Chân không được thoải mái có thể làm thay đổi sự phân bố tải trọng trên các cơ chân và dẫn đến rối loạn lưu thông máu tới các chi.

– Có thể gây thương tích.

– Mang giày chật khi đi bộ làm biến dạng chân (xuất hiện bunion – một cục xương trên mặt bên của bàn chân ở ngón chân cái, hình thành khi ngón chân cái bắt đầu nghiêng về phía ngón chân thứ hai) gây khó chịu và xiết chặt dây thần kinh có thể gây ra hội chứng đau mãn tính.

Lưu ý: Ngoài những hạn chế chung của giày cao gót, nếu phía mũi quá nhọn sẽ khiến các ngón chân phải “chen chúc” nhau trong một khoảng không gian hẹp, gây tổn hại nghiêm trọng đến các khớp xương ở chân. Hơn nữa, những phần chai cũng dễ xuất hiện khiến da chân bị nhăn nheo rất khó phục hồi. Với loại giày này, bạn sẽ phải từ bỏ ý định chuốt một bộ móng chân đẹp. Đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái trong đôi giày và gót chân không quá cao.

6. Giày búp bê (Ballet flats)

Ưu điểm:

– Dễ mang.

– Đa dạng về mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng.

– Dễ kết hợp với những trang phục khác.

Nhược điểm:

– Mang thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bàn chân dẹt.

– Không thoáng khí nên có thể gây hôi chân.

Lưu ý: Giày búp bê khiến chân hoạt động tối ưu và có thể dẫn đến các vấn đề về đầu gối, hông, thậm chí dẫn đến một tình trạng gọi là plantar fasciitis (viêm cân gan chân). Trời nắng, khi mồ hôi bị ứ đọng, nó sẽ gây bệnh hôi chân và làm bạn khó chịu khi tiếp cận một ai đó.

7. Giày đế bục (Platform shoes)

Ưu điểm:

– Tôn dáng.

– Ăn gian chiều cao.

– Mũi giày được độn cao tạo độ cân bằng cho người đi.

– Tạo ít độ dốc hơn so với các loại giày cao gót khác.

Nhược điểm:

– Gót cao khiến bạn có thể mắc phải những bệnh về xương khớp.

Lưu ý: Mặc dù giày đế bục có thể giúp bạn ăn gian chiều cao nhưng mặt hại đem lại cũng không ít. Mang giày cao hàng ngày khiến bạn có nguy cơ cao mắc viêm khớp. Áp lực đè nặng nên đầu gối sau mỗi bước đi. Điều này dẫn đến đau khớp, viêm khớp nặng. Mang giày cao gót buộc mắt cá chân của bạn uốn cong về phía trước. Động tác này sẽ hạn chế lưu thông máu trong chi dưới của bạn. Nếu đi giày cao gót lâu năm, có thể dẫn đến các tĩnh mạch nổi như “dây điện”.

8. Đi chân đất

– Nghe thật kì quặc nhưng nàng không nên đi chân đất trong một khoảng thời gian dài. Chân con người không thích nghi để đi bộ trên một bề mặt thậm chí là sàn, vỉa hè hoặc nhựa đường. Điều này có thể gây biến dạng bàn chân và thúc đẩy sự phát triển của bàn chân bẹt.

Mùa hè đến cũng là lúc mang đến những cơn khó chịu, bức bội trong người. Vì thế, bạn hãy lựa chọn những trang phục tối giản, tiện lợi, kể cả giày dép trong phong cách ăn mặc hàng ngày nhé! Và bạn nên nhớ rằng, một đôi giày dù có đẹp đến đâu cũng có những mặc hại nhất định, vì thế bạn không nên mang chúng quá thường xuyên mà hãy thay đổi mỗi khi có thể nhé!

(theo Thethaovanhoa)